Ca sĩ: Bằng Kiều

Bằng Kiều, tên đầy đủ là Nguyễn Bằng Kiều, sinh ngày 13 tháng 7 năm 1973 tại Hà Nội, là một ca sĩ Việt Nam. Bằng Kiều từng tham gia các ban nhạc Chìa khóa vàng, Hoa sữa, Quả dưa hấu và sau đó tách ra hát solo riêng.

Giới thiệu chi tiết Ca sĩ: Bằng Kiều

Bằng Kiều, tên đầy đủ là Nguyễn Bằng Kiều, sinh ngày 13 tháng 7 năm 1973 tại Hà Nội, là một ca sĩ Việt Nam. Bằng Kiều từng tham gia các ban nhạc Chìa khóa vàng, Hoa sữa, Quả dưa hấu và sau đó tách ra hát solo riêng. Năm 2002 anh định cư tại Mỹ và kết hôn với ca sĩ Trizzie Phương Trinh. Do những phát ngôn gây tranh cãi, cuối năm 2004, anh bị tước quyền công dân Việt Nam. Năm 2008, Bằng Kiều đã có chuyến quay trở về Việt Nam đầu tiên. Hiện nay Bằng Kiều là ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga.
Giọng ca của Bằng Kiều được xếp vào giọng nam cao (tenor), được đánh giá là trong và giàu tình cảm.[1] Anh thuộc lớp ca sĩ cùng thời với Lam Trường, Minh Thuận, Phương Thanh, Mỹ Linh, Dương Chí Linh, Quang Linh, Minh Tuyết.
Tháng 9 năm 2012, Bằng Kiều trở lại Việt Nam và được Cục biểu diễn nghệ thuật cấp phép thực hiện liveshow trong vòng 3 tháng từ tháng 10 tới tháng 12.

Gia đình
Bằng Kiều là con trai út của người vợ thứ ba trong một đại gia đình có truyền thống nghệ thuật, gồm một người cha và 3 bà mẹ với 16 anh chị ruột thịt. Mẹ Bằng Kiều là nghệ sĩ cải lương và chèo Lưu Nga, cha anh là bác sĩ Nguyễn Bằng Bùi nhưng ông cũng tham gia nghệ thuật rất hăng say. Gia đình dòng họ Nguyễn Bằng của anh sinh sống ở căn gác nhỏ nằm ở Ngô Sĩ Liên tại Hà Nội. Anh sinh ra trong những ngày khó khăn, cha làm ở bệnh viện, mẹ bán phở và diễn chèo, đàn hát. Khi bộc lộ tài năng, anh được cả nhà dành tiền đầu tư cho học nhạc và đeo đuổi sự nghiệp. Bằng Kiều có hai người anh trai được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Bằng Kiều cho biết mẹ anh hồi mang thai nằm mơ nhặt được anh ở cầu Xà Kiều (nằm ở xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Tây) (nay thuộc Hà Nội) nên đã đặt cho cái tên Bằng Kiều. Khoảng thời gian lúc bắt đầu đi hát, Bằng Kiều tâm sự rằng đã "khổ sở vì cái tên hơi quê", nhưng sau lại thích vì "thấy tên mình độc".

Sự nghiệp

Khởi nghiệp: 1989 - 2000
Năm 1989 Bằng Kiều đỗ và theo học kèn Basson tại Nhạc Viện Hà Nội. Trong thời gian học tập tại đây, Bằng Kiều đã thành lập ban nhạc Chìa Khóa Vàng. Sau đó Bằng Kiều tham gia ban nhạc Hoa Sữa từ năm 1990 đến 1996. Năm 1998. Bằng Kiều cùng thành lập nhóm nhạc Quả Dưa Hấu với các thành viên khác gồm Anh Tú (Tú Dưa), Tuấn Hưng và Tường Văn. Sau khi nhóm Quả Dưa Hấu tan rã vào năm 2000, Bằng Kiều tiếp tục sự nghiệp ca sĩ đơn ca.

Thành công trong nước
Bằng Kiều gặt hái nhiều thành công với sự nghiệp ca hát, anh được mời tham gia nhiều chương trình truyền hình trong nước và địa phương.
Bằng Kiều từng tham gia những chương trình biểu diễn âm nhạc lớn, bao gồm chương trình xuyên Việt "Dòng thời gian 2002", quy tụ những nhạc sĩ và ca sĩ lớn tại Việt Nam tham gia, bên cạnh đó là các chương trình Duyên Dáng Việt Nam, Làn Sóng Xanh, Nhịp cầu Âm nhạc,...
Tháng 5 năm 2001, Bằng Kiều có tham gia một vở kịch trên sân khấu của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn xuất của anh được đánh giá là hay nhưng chưa có cơ hội nổi bật lên do kịch bản chưa hoàn chỉnh.[9] Tuy nhiên anh đã gây được cảm tình với người xem và được báo Tuổi Trẻ đánh giá là "chàng trai đa tài".[10] Tháng 9 cùng năm, Bằng Kiều tham gia trận đấu bóng đá giao hữu với các ngôi sao điện ảnh Hồng Kông cùng một số nghệ sĩ trong nước để ủng hộ cho một quỹ từ thiện cho người mù nghèo Việt Nam.

Lưu diễn nước ngoài: 2001 - 2003
Từ cuối 2001, phong trào đưa ca sĩ nổi tiếng trong nước ra biểu diễn tại hải ngoại do Công ty Tổ chức biểu diễn Thành phố Hồ Chí Minh khơi nguồn phát triển và gặt hái nhiều thành công.] Bằng Kiều cùng đoàn nghệ sĩ tên tuổi tại Việt Nam tham gia chuyến lưu diễn kéo dài một tháng ở Đông Âu theo lời mời của cộng đồng người Việt tại đây. Trước đó, anh đã tham gia biểu diễn tại một số tụ điểm ca nhạc ở Mỹ kết hợp mục đích muốn học hỏi những kiến thức về kỹ thuật phòng thu. Bằng Kiều cũng nhận lời mời biểu diễn tại Úc vào giữa năm 2002.
Sau khi album Chuyện lạ ra mắt, Bằng Kiều gần như biến mất trên các sân khấu trong nước do bận đi lại liên tục giữa Mỹ và Việt Nam để thu âm cho album thứ hai, theo hỗ trợ Trizzie Phương Trinh công việc kinh doanh và chuẩn bị cho đám cưới. Ngoài theo đuổi sự nghiệp ca hát, anh còn tham gia vai trò diễn viên kịch và hoạt động kinh doanh cùng Phương Trinh, bao gồm mở phòng trà và quán cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 năm 2002, ban tổ chức chương trình Duyên dáng Việt Nam có điện thoại mời anh tham gia, nhưng anh từ chối vì không về kịp do bận thực hiện một album.
Từ tháng 9 năm 2002, Bằng Kiều lập gia đình và sang Mỹ định cư. Sau đó anh xuất hiện trên sân khấu các đại nhạc hội tại California. Trong một thời gian, đã có vài cuộc phản đối từ một số người Việt hải ngoại vì nghi Bằng Kiều là người được đưa qua thực hiện công tác "văn hóa vận" của Đảng Cộng sản Việt Nam trên đất Mỹ. Trong một lần hát từ thiện giữa năm 2003, Bằng Kiều đã phát biểu xin được gia nhập cộng đồng hải ngoại để đem khả năng và lời ca tiếng hát phục vụ cộng đồng. Anh nhận được sự hoan nghênh đón nhận, nhiều nơi tại Mỹ và Canada liên tục ký hợp đồng trình diễn với anh. Ngoài ra anh còn biểu diễn tại một số nước khác như Úc, Philippines, Hà Lan, Đức, Tiệp Khắc.

Từ 2004 đến nay
Bằng Kiều tại một buổi hòa nhạc năm 2012.
Bằng Kiều hiện đang hợp tác với Trung tâm Thúy Nga và là một trong số các nam ca sĩ ăn khách vào bậc nhất hải ngoại, Anh thường xuyên xuất hiện trong loạt chương trình Paris by Night, với các dấu ấn tiêu biểu như: Lắng nghe mùa xuân về (Paris By Night 80), Em tới thăm anh đêm 30 (Paris By Night 85), Bản tình cuối (Paris By Night 86), Phút cuối (Paris By Night 88), Biển cạn (Paris By Night 98), Xin đừng quay lại (Paris By Night 99), Mùa thu cho em - mộng dưới hoa (Paris By Night 96), Em ơi Hà Nội Phố (Paris By Night 91), Xin lỗi anh (với Minh Tuyết - Paris By Night 100). Trung tâm Thúy Nga đã xây dựng nên cặp đôi Bằng Kiều & Minh Tuyết rất được yêu mến tại hải ngoại.
Ngoài ra, Bằng Kiều còn tham gia một số vở hài kịch trong Paris by Night.