Ca sĩ: Thanh Thúy

Thanh Thúy (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943), tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới nền Tân Nhạc Việt Nam và đặc biệt là dòng Nhạc Vàng vì là giọng hát tiên phong thuở sơ khai của dòng nhạc này.

Giới thiệu chi tiết Ca sĩ: Thanh Thúy

Thanh Thúy (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943), tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới nền Tân Nhạc Việt Nam và đặc biệt là dòng Nhạc Vàng vì là giọng hát tiên phong thuở sơ khai của dòng nhạc này. Bà được biết đến qua các bài hát thuộc dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến như Nửa đêm ngoài phố, Mưa nửa đêm, Phố buồn,...Bà là một ca sĩ được khán giả đặt cho nhiều biệt danh nhất, như Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát lúc 0 giờ, Tiếng hát về khuya, được một số nhạc sĩ viết tặng nhiều bài hát, như Uớt mi, Thúy đã đi rồi, Được tin em lấy chồng,...và làm bài thơ để tặng cô.
Bà bắt đầu đi hát trong các phòng trà tại Sài Gòn vào khoảng cuối thập niên 50 vào năm 1957-1958 . Ngay khi bà mới bắt đầu đi hát, bà đã được nhiều khán giả yêu mến. Năm 1961, bà được phong danh hiệu "Hoa hậu nghệ sĩ" tại phòng trà Anh Vũ. Bà trở thành một ngôi sao trên các đại nhạc hội, làn sóng điện đài phát thanh và những hãng băng dĩa lớn thời đó. Bà còn lập cả trung tâm băng nhạc Thanh Thúy, do chính bà thực hiện và do nhạc sĩ Ngọc Chánh hòa âm và thành công với số lượng trên dưới 30 băng nhạc.
Sau năm 1975, bà sang Hoa Kỳ định cư cùng với gia đình. Tại đây, bà thành lập một trung tâm băng nhạc mang tên "Thanh Thúy Productions". Bà cũng cộng tác với một số trung tâm băng nhạc tại hải ngoại, điển hình là trung tâm Asia. Sau này, trong bộ phim Em và Trịnh, hình tượng của bà được xuất hiện trong một phân cảnh do diễn viên tên Nhật Linh đóng.
Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943 tại Huế trong một gia đình có năm chị em, trong đó có cha là người gốc Bắc, mẹ là người Huế. Bà còn có một người em tên Thanh Châu thỉnh thoảng cũng đi hát. Vì gia cảnh khó khăn, mẹ bà bị bệnh hiểm nghèo, cả gia đình bà từ Huế vào Sài Gòn thuê một căn trọ nhỏ trên đường Cao Thắng.
Vì mẹ bà làm việc để nuôi gia đình quá sức, nên năm 16 tuổi, qua sự hướng dẫn của ca sĩ Kim Chi, bà bắt đầu đi hát. Năm 1960, mẹ bà qua đời.
Năm 1961, bà được phong tặng danh hiệu Hoa hậu nghệ sĩ tại phòng trà Anh Vũ do bác sĩ Trương Ngọc Hớn tổ chức.
Năm 1964, bà kết hôn với Không quân Ôn Văn Tài tại Sài Gòn và bà tạm nghỉ hát, theo chồng về sống tại Đà Nẵng.
Năm 1970, bà được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời đi hát trở lại. Bà còn thành lập trung tâm băng nhạc Thanh Thúy và khá thành công với số lượng trên dưới 30 băng nhạc.
Sau năm 1975, bà cùng chồng con sang Hoa Kỳ định cư. Tại đây, bà lập trung tâm băng nhạc mang tên "Thanh Thúy Production" và cộng tác với một số trung tâm hải ngoại, điển hình là trung tâm Asia. Thỉnh thoảng, bà còn đi hát cho đài truyền hình SBTN và một số chương trình gây quỹ thiện nguyện.

Sự nghiệp
Do gia cảnh của bà khó khắn và vì bà muốn kiếm tiền mua thuốc thang cho mẹ, bà đã bắt đầu vào phòng trà, bắt đầu sinh hoạt ca hát khi bà mới 16 tuổi. Với chất giọng trầm buồn, bà đã trở thành một ngôi sao trên các đại nhạc hội, băng dĩa nhựa và đài phát thanh thời đó.
Năm 1960, khi bà 17 tuổi, mẹ bà qua đời. Sự ra đi của mẹ đã làm một cú sốc đối với bà. Từ đó, khi trình diễn, bà thường mặc một chiếc áo dài trắng cùng với chiếc băng tang trên cổ áo. Một số người nhận xét, từ khi mẹ bà qua đời, giọng hát của bà ngày càng u sầu và bi cảm hơn.
Bà thành danh với khá nhiều ca khúc, như Nửa đêm ngoài phố, Giọt mưa thu, Phố buồn, Kiếp nghèo. Năm 1961, bà được trao danh hiệu Hoa hậu nghệ sĩ tại phòng trà Anh Vũ. Bà hát nhiều ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương làm cho các ca khúc của ông được nhiều người biết đến, đến mức khán giả khi nhắc đến tên bà thường gắn liền với những bài hát của Trúc Phương.
Sau khi bà lập gia đình với ông Ôn Văn Tài vào năm 1964, bà ngưng hát, sau đó về quê chồng sinh sống. Đến năm 1970, ông Ngọc Chánh đã đi đến nhà bà để thuyết phục bà hát trở lại, bà đã đồng ý do con đã lớn. Khi bà đi hát trở lại, bà đã đạt giải Kim Khánh hai lần vào hai năm 1970 và 1972. Bà bắt đầu hát trong băng nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh, ngoài ra bà còn lập thêm băng nhạc Thanh Thúy do chính bà thu thanh và chọn bài. Băng nhạc của bà khá thành công với số lượng lên đến gần 30 cuốn băng.
Ngoài ca hát, bà còn đóng kịch và đóng phim. Bà có hát bài Chuyện chúng mình trong phim Tơ tình và bà cũng đóng phim cùng với một số nghệ sĩ cùng thời như Thẩm Thúy Hằng, Mai Ly, La Thoại Tân,...
Sau năm 1975, bà có mở trung tâm Thanh Thúy Production, tiếp tục sự nghiệp ca hát và cộng tác với một số trung tâm, đài truyền hình hải ngoại.